Bangkok Seminars on Thai Studies

更新日:2014/02/14

1.Dự án

1) Dự án

Các Hội thảo Băng cốc về Nghiên cứu Thái Lan

2) Tổ chức có liên quan

Thaisukusa (Network committee of organizing Bangkok Seminars on Thai Studies) Bangkok Liaison Office, Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University

3) Thời gian

2003 –

4) Sơ lược

Từ tháng 5 năm 2003, một loạt các hội thảo đã được tổ chức tại Văn phòng liên lạc CSEAS ở Bangkok. Từ năm 2000 đã có những cuộc thảo luận nhóm của các sinh viên trao đổi Nhật bản tại Trường đại học Chulalongkorn. Học hỏi từ những kinh nghiệm này, các cuộc hội thảo đã được bắt đầu vào năm 2003 để sinh viên trao đổi về các lĩnh vực nghiên cứu của mình, hoặc trình bày các phác thảo báo cáo khoa học mà họ viết để gửi cho các tạp chí hoặc các hội nghị chuyên ngành, hoặc chia sẻ ý kiến về các cuốn sách hoặc phim ảnh mà họ đã xem. Gần đây, những cuộc nhóm họp không chính thức này đã được thể chế hóa và tiến hành mỗi tháng một hoặc hai lần. Hiện nay, “Hội thảo về nghiên cứu Thái Lan” bao gồm cả các diễn giả mời là các học giả Thái cũng như học giả từ các quốc gia Đông Nam Á láng giềng và cả Nhật bản.

Hội thảo nhằm tạo ra cơ hội cho việc trao đổi và chia sẻ thông tin. Các sinh viên hoặc các giảng viên mời, những người đặc biệt hăng hái thảo luận về việc tìm ra những khảo sát thực địa mở rộng, coi hội thảo là cơ hội để phản ánh và thu nhận những nhận xét và cả những lời phê bình từ các sinh viên và các nhà nghiên cứu khác. Những cuộc hội thảo này vì vậy rất hữu ích cho việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, cũng như chuẩn bị cho sinh viên trong giai đoạn tiếp theo của quá trình học tập — viết luận văn Thạc sỹ hoặc Luận án tiến sỹ.

Mục đích khác của hội thảo là thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện về Thái Lan (cũng như các nước Châu Á khác) và mở rộng mạng lưới hiện tại của những nhà nghiên cứu trẻ và các nhà nghiên cứu có thâm niên, những người tới từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Các cuộc hội thảo vì vậy có triển vọng đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của các nghiên cứu khu vực trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị-xã hội, khoa học tự nhiên và nhân văn. Chúng cũng có triển vọng tăng cường việc học tập lẫn nhau giữa các ngành học khác nhau.

Tổ chức các cuộc hội thảo như thế này đã kết nối mạng lưới lỏng lẻo những nhà nghiên cứu liên lạc với nhau thông qua email. Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với cô Tamaki Endo,
endo[at]cseas.kyoto-u.ac.jp