The JSPS Global COE Program In Search of Sustainable Humanosphere in Asia and Africa

更新日:2014/02/14

1) Dự án

The JSPS Global COE Program

In Search of Sustainable Humanosphere in Asia and Africa

2) Các tổ chức có liên quan

Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University

Graduate School of Asian and African Area Studies, Kyoto University

Research Institute of Sustainable Humanosphere, Kyoto University

Center for Integrated Area Studies, Kyoto University

Center for African Area Studies, Kyoto University

Institute of Sustainability Science, Kyoto University

Graduate School of Agriculture, Kyoto University

Institute for Research in Humanities, Kyoto University

Graduate School of Engineering, Kyoto University

3) Thời gian

Fiscal year 2007 – 2011

4) Sơ lược

Dự án này nhằm thực hiện một loạt các nghiên cứu đa ngành về sự phát triển bền vững ở châu Á và châu Phi trong bối cảnh mang tính toàn cầu và dài hạn. Chúng tôi hướng tới một mô hình được thiết kế đặc biệt để khởi động cuộc đối thoại giữa những chuyên gia về lịch sử và khu vực Á Phi và những nhà khoa học với kỹ thuật đột phá. Mô hình này cũng được thiết kế để tạo ra một cơ cấu đánh giá tác động của những vấn đề môi trường toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu đối với những cộng đồng địa phương và đưa ra đường hướng phát triển bền vững cho khu vực.

Để đạt được mục đích này, chúng tôi dự định thực hiện bốn dự án trọng điểm như sau. Dự án 1 “Các biến đổi dài hạn của môi trường, kỹ thuật và thể chế” nghiên cứu về tác động của các công nghệ và thể chế mà con người đã áp đặt lên môi trường ở châu Á và châu Phi trong quá khứ, nhằm xác định chiều hướng thay đổi theo mong muốn của công nghệ và thể chế trong các thế kỷ tới. Đối với các nhà khoa học, việc hiểu được lịch sử phát triển, sự đa dạng và khả năng tiềm tàng của mỗi vùng miền, tránh việc áp đặt mô hình của các nước phát triển ở phương Tây và Đông Á là rất quan trọng.

Dự án 2 “Cấu trúc của Nhân-Cầu” nghiên cứu về các nguồn nguyên liệu và năng lượng, sự chuyển biến của các xã hội địa phương, và liên kết những quan sát và vấn đề của môi trường toàn cầu với những vấn đề mang tính quy ước về sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Kết quả của việc xác định cân bằng carbon sẽ được dùng để quản lý các nguồn tài nguyên của địa phương như đất, nước, động vật và cây trồng. Sau đó, nó sẽ được kết hợp với những nghiên cứu về xã hội học và nhân loại học để hiện thực hoá chương trình quản lý nguồn tài nguyên của địa phương phù hợp với những vấn đề mang tính toàn cầu lẫn nhu cầu phát triển của địa phương.

Dự án 3 “Mô hình quản lý lâm nghiệp của một Nhân-Cầu bền vững” thực hiện nghiên cứu tổng hợp và đa ngành về các xã hội địa phương phụ thuộc vào các sản phẩm lâm nghiệp nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của các công nghệ đột phá của sinh học phân tử, kỹ nghệ rừng và khoa học lâm nghiệp tới: a) việc sử dụng đất, b) thương mại lâm nghiệp, c) thương mại hoá các chất thải của rừng, d) sự phát triển của các đô thị địa phương, e) các thế hệ người lao động, f) sự thay đổi các luật tục, g) chính quyền địa phương, và h) đời sống chính trị địa phương. Dự án này theo đuổi sự hình thành các loại hình khoa học và công nghệ đột phá nhằm khai mở năng lực tiềm tàng của mỗi địa phương bằng cách cộng tác chặt chẽ với họ.

http://www.humanosphere.cseas.kyoto-u.ac.jp/en/

Dự án 4 “Tri thức và tiềm năng của các xã hội địa phương” tập trung vào các đặc trưng về văn hoá, tôn giáo, xã hội và các thể chế tích tụ trong các xã hội địa phương hướng đến một Nhân-Cầu bền vững và phát triển bền vững. Văn hoá và hệ thống các giá trị là một phần không thể thiếu của sự phát triển bền vững, tầm quan trọng của chúng trong việc định hướng cách cư xử của con người đã được thể hiện trong các khái niệm đa dạng trong sự hiểu biết về sức khoẻ con người, động thực vật, khí hậu, và thiên tai. Việc nghiên cứu về những nhận thức này và nền tảng tri thức của chúng tạo ra một cái nhìn sâu hơn vào sự quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật hiện đại với đời sống ở địa phương cùng những mặt hạn chế của nó, giúp xác định các lựa chọn cho việc xây dựng một nhân-cầu bền vững ở quy mô địa phương.

Để biết thêm chi tiết, xin hãy xem:

http://www.humanosphere.cseas.kyoto-u.ac.jp/en/